Saturday, August 28, 2010

Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình

Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được. Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để giành được sự ủng hộ của thế giới bên ngoài và hậu thuẫn của nhân dân trong nước - Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định.
LTS: Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Ngô Vĩnh Long về một chủ đề nóng bỏng hiện nay: an ninh Biển Đông sau một loạt những động thái căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những lựa chọn ứng xử cho Việt Nam.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long là học giả người Việt nổi tiếng tại Mỹ, hiện đang giảng dạy lịch sử tại ĐH Maine. Ông vừa trở về từ Hội thảo Hè tại Philadelphia, bàn về tranh chấp Biển Đông và an ninh con người.
Phía sau những động thái khiêu khích của Trung Quốc
- Được biết, tại hội thảo Hè tại Philadelphia năm nay, các nhà nghiên cứu đặt vấn đề về vai trò của Trung Quốc, Mỹ và các nước trong khu vực. Quan điểm của các học giả liên quan đến vai trò của các nước lớn trong vấn đề an ninh khu vực như thế nào?
Hội thảo Hè vừa rồi được tổ chức là vì nhiều học giả người Việt đang ở nước ngoài nhận thấy là Trung Quốc càng ngày càng đe dọa an ninh của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Bắc Á, chứ không chỉ đối với riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ để uy hiếp các nước khác trong khu vực. Năm 2008, Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, và để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Tây Thái Bình Dương đến phía tây quần đảo Hawaii. Sau khi Mỹ từ chối thì tàu hải quân Trung Quốc đã gây sự với tàu Mỹ 2 lần vào năm 2009.
Sau đó, vì Mỹ và các nước lớn khác không có thái độ cương quyết đối với những hành động khiêu khích và những yêu sách vô lý vừa đề cập ở trên, Trung Quốc đã liên tục uy hiếp Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Biển Đông như cấm đánh cá, bắt thuyền đánh cá và ngư dân...
Đặc biệt, tháng 4/2010, Trung Quốc đã đưa các chiến thuyền hiện đại nhất thuộc cả 3 hạm đội hải quân của họ (hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải) xuống vùng Trường Sa tập trận gần 3 tuần.
Và mới đây, hải quân Trung Quốc lại tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố với riêng với hai viên chức cao cấp Mỹ vào cuối tháng 3/2010 rằng Biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Tức là cũng ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương; và vì thế Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng hay thỏa hiệp ở đây, tuy Trung Quốc vẫn thường nói là sẽ thương lượng song phương với từng nước ở Đông Nam Á.
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
Rõ ràng, trước thái độ khiêu khích như thế hầu như trên toàn bộ Tây Thái Bình Dương, nếu Mỹ và các nước lớn khác không cùng nhau tỏ thái độ cương quyết với Trung Quốc thì nước này trên thực tế đã uy hiếp được các nước nhỏ trong vùng cũng như sẽ càng ngày càng gây thêm mất an ninh cho khu vực. - Phía sau những động thái khiêu khích mà ông đề cập ở trên là gì?
Phải thấy rằng, đối tượng chính của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng, là Hoa Kỳ. Trung Quốc đã cố tình thách thức, nếu không nói là gây hấn, để mong Mỹ, trong lúc phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phải có thái độ nhũn nhặn với Trung Quốc, nếu không nói là có thể nhượng bộ những đòi hỏi của Trung Quốc không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương hay Biển Đông mà còn trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính nữa.
Nếu làm được việc này, không những Trung Quốc hù dọa được các nước khác trong khu vực mà cũng còn lấy điểm với dân chúng họ bằng cách dấy lên lòng tự hào dân tộc.
Riêng tại khu vực Biển Đông, đối tượng chính của Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam là nước "núi liền núi, sông liền sông" với Trung Quốc, có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong vùng và có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh có thể làm áp lực Chính phủ Hà Nội tỏ thái độ nhân nhượng trên biển cũng như trên đất liền thì Trung Quốc có thể ít nhất là trung lập hóa được các nước khác vì họ không có lợi ích nhiều như Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung Quốc.
Không ai dại gì đưa đầu ra nếu nước bị mất mát nhiều nhất không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Do đó, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc hù dọa và chỉ chủ yếu đánh bắt ngư dân Việt Nam.
Bước chuyển chính sách của Hoa Kỳ
- Nhưng có vẻ ý đồ trên đã không thành công khi tại Diễn đàn ARF do Việt Nam chủ trì tại Hà Nội vừa qua, người ta chứng kiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ra tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát về tranh chấp Biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về các động thái mới này?
Trước sự thách đố cố tình của Trung Quốc đối với Mỹ để hù dọa các nước khác trong khu vực, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố công khai là họ muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Nhưng việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi" và việc sử dụng những chiến thuyền từ cả ba hạm đội để diễn tập tại khu vực gần quần đảo Trường Sa là những giọt nước tràn ly.
Mỹ không thể nhân nhượng mãi vì như thế sẽ làm cho Mỹ mất uy tín không những ở Châu Á Thái Bình Dương mà còn nhiều nơi khác nữa. Trung Quốc được thể sẽ tiếp tục nói là Mỹ chỉ là "con hổ giấy."
Do đó, ngày 5/6/2010, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La họp ở Singapore, trước sự hiện diện của nhiều nhân vật từ gần 30 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chỉ trích Trung Quốc trực diện (tuy không nói tên) là Mỹ "phản đối mọi hành động hù dọa đối với các công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào đang hoạt động kinh tế chính đáng" ở khu vực Biển Đông. Ông Gates nhắc lại vài lần là cần phải có các đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và trong khuôn khổ luật quốc tế.
Tại cuộc họp cấp ngoại trưởng cuối tháng 7 tại Hà Nội, bà Hillary Clinton đã khẳng định Mỹ có "quyền lợi quốc gia" trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Trước đó bà đã phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lược này là một "ưu tiên ngoại giao hàng đầu" ("leading diplomatic priority). Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một vấn đề "an ninh mấu chốt cho khu vực" ("pivotal to regional security).
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
"Trung Quốc chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng thời gian ngắn"
- Tuy nhiên, người ta có cảm giác, chính sự can dự lớn hơn của các nước lớn với vấn đề Biển Đông dường như lại đang đẩy tình hình thêm căng thẳng, khi Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, và báo chí nước này đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực đã lôi kéo sự can dự của Mỹ. Bình luận của ông?
Việc Trung Quốc gây thêm căng thẳng qua những tuyên bố hiếu chiến và qua các tập trận gần đây trong một vùng mà Trung Quốc chưa bao giờ có ảnh hưởng gì trong lịch sử lại càng chứng minh cho thế giới biết là nước này ngang ngược và bất chấp sự thật cũng như an ninh chung.
Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc càng hùng hổ thì sẽ càng cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới thấy rõ thêm ý đồ bành trướng của Trung Quốc cũng như việc đe dọa an ninh đối với khu vực và thế giới.
- Theo ông, khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông như nhận định của một số chuyên gia quân sự Bắc Kinh có thể xảy ra hay không?
Nếu Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm thì tôi thiết tưởng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông vì việc dùng vũ lực không những không giải quyết được gì cả mà sẽ gây phản ứng của nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên các nơi khác trên thế giới. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập một lần nữa.
Việc Mỹ giúp Trung Quốc mở cửa đến với thế giới đã giúp cho Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay. Nhưng đằng khác, với nhiều vũ khí tối tân và hùng hậu như hiện nay nhưng với tinh thần thiếu trách nhiệm thì Trung Quốc cũng có thể như một đứa trẻ đang lớn lên: càng có nhiều đồ chơi thì càng chơi ẩu tả. Trong trường hợp nầy thì người lớn phải có trách nhiệm với đứa trẻ ấy.
-  Những động thái mới này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở Biển Đông?
Cùng lắm thì Trung Quốc cũng chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng lên một thời gian ngắn thôi. Nhưng Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được.
Thêm vào đó là an ninh trên khu vực Biển Đông là có lợi cho Trung Quốc về xa về dài.
ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được thế giới ủng hộ
- Năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn cản không đưa vấn để Biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN. Năm nay thì ngược với mọi nỗ lực của họ, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung. Liệu đã có thể hi vọng vào một ASEAN, vốn đã bị chia 5 xẻ 7 đoàn kết hơn trong việc đối phó với các thách thức an ninh khu vực?
Trước hết, trong bối cảnh hiện nay các nước trong khu vực đang trên đà thắng thế và Trung Quốc, nếu tiếp tục với những động thái mang tính nạt nộ hiện nay, thì sẽ càng ngày càng yếm thế.
ASEAN hiện nay đang thể hiện một quan điểm chung về an ninh trên Biển Đông và trong khu vực và quan điểm chung này đã được hầu hết các nước lớn khác (ngoài Trung Quốc) ủng hộ. ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được sự ủng hộ của các nước lớn và của thế giới. Chỉ cần một số nước lớn trong ASEAN vận động sự ủng hộ của thế giới là đủ.
Thời cơ hiếm có cho Việt Nam
- Với những biến chuyển chính sách của các nước lớn và ASEAN thời gian qua, theo ông, đâu là lựa chọn ứng xử khôn ngoan cho Việt Nam?
Là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, tôi thiết nghĩ Việt Nam, dù là Chủ tịch ASEAN hay không, thì cũng có tiếng nói rất có trọng lượng nếu Việt Nam ứng xử đàng hoàng và cao thượng.
Không thể phủ nhận là Việt Nam đã có những cố gắng rất lớn, như công khai hóa vấn đề. Thứ nữa, Việt Nam đang xúc tiến mua thêm nhiều vũ khí, tàu ngầm, tàu chiến...
Giới lãnh đạo Việt Nam cũng lên tiếng mạnh mẽ tuyên bố sẽ bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc... họ đã tỏ thái độ can đảm đặt vấn đề như vậy.
(GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Mason (Hoa Kỳ)
Nếu Việt Nam không nối kết việc tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa với an ninh chung, trên biển cũng như trên đất liền, thì các nước khác có thể áp dụng chính sách "bánh còng", để mặc cho Việt Nam đương đầu với Trung Quốc tranh chấp hai quần đảo nằm trong vòng lỗ của bánh còng trong khi họ cùng nhau bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không trên các tuyến giao thông bên ngoài hai quần đảo đó. Trong trường hợp này thì Việt Nam sẽ bị cô độc và thiệt thòi rất lớn.
- Nhưng một loạt các hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, cũng như những diễn tiến mới vừa qua tại Hà Nội cho thấy chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng đấy chứ?
Đúng vậy. Đây là hướng đi cần được tiếp tục ủng hộ và khuyến khích. Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cho thật sâu, thật kĩ để chứng minh cho thế giới thấy là mình có cơ sở như thế nào, ở chỗ nào, hầu vận động được sự ủng hộ của thế giới. Nhưng vấn đề quan trọng là gắn liền việc tranh chấp với việc đấu tranh cho an ninh của toàn khu vực, không phải chỉ là an ninh con người.
Và để giành được hậu thuẫn của thế giới bên ngoài, Việt Nam cũng nên củng cố hậu thuẫn của nhân dân trong nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều lần.
Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để làm tốt hai việc này và, qua đó, để đưa đất nước và dân tộc tiến đến một tương lai sáng lạng.

nguồn http://tuanvietnam.net/2010-08-05-dung-bien-phap-quan-su-trung-quoc-se-tu-co-lap-minh

Sunday, August 22, 2010

Mỹ đang đặt bẫy Trung Quốc ?

Mới đây, giáo sư kinh tế của trường Đại học Boston – ông Laurence Kotlikoff có một bài viết cho rằng: Nước Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết. Trên thực tế, bất kỳ nước nào cũng có thể phá sản, Mỹ cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006, ông Kotlikoff đã đưa ra nghi vấn “Nước Mỹ có phá sản không?” trong tài liệu đệ trình lên chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tại St Louis. Quan điểm của ông Kotlikoff và phán đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF giống hệt nhau. Khi công bố báo cáo đánh giá về kinh tế Mỹ hôm 30/7, tổ chức này thẳng thắn cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ phá sản, nhưng người Mỹ vẫn tự lừa dối mình. Muốn lấp đầy thâm hụt tài chính khổng lồ, Mỹ cần phải lập tức áp dụng chính sách khác, nếu không sẽ lún càng sâu hơn.

Các nhà quan sát ngày càng nghe thấy nhiều âm thanh “Mỹ đã phá sản” kể từ đầu năm nay. Hôm 19/4, ông Doug Bandow, trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống Ronald Reagan, chuyên viên nghiên cứu cấp cao lâu năm của Học hội Kelly (Mỹ) phân tích rằng, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã phá sản, Washington cũng không thể quản lý mọi việc to nhỏ của toàn thế giới.

Do chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ trước thi hành chính sách can thiệp, nên chi tiêu quân sự lớn đến mức đáng báo động, chiếm một nửa chi tiêu quân sự toàn cầu. Do sự tăng vọt về chi phí quân sự và các chi tiêu khác, khiến chính phủ Mỹ ngập trong nợ nần. Nhưng nếu muốn lấp đầy khoảng trống khổng lồ về chi tiêu này, phải mất nhiều tháng điều chỉnh tài chính, mức điều chỉnh mỗi năm ít nhất phải tương đương với 14% GDP của Mỹ. IMF cho rằng, để lấp đầy khoảng trống tài chính của Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.

Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Nợ hiện nay của Mỹ đã đạt tới 12700 tỷ USD, Cục ngân sách Quốc hội Mỹ đánh giá, theo chính sách hiện nay, 10 năm sau, Mỹ sẽ tăng thêm 10000 tỷ USD, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá lớn này của chính phủ Mỹ nếu viết toàn bộ ra giấy trắng mực đen, thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với lần Nga, Argentina phải đối mặt với phá sản trong những năm 1990 của thế kỷ trước.

Trên thực tế, nếu Mỹ thực sự đi tới bước này, điều gây quan tâm nhất không phải là các chủ nợ của Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh, bởi vì bội chi ngân sách Mỹ có thể khiến đồng USD mất giá và nguy cơ dự trữ ngoại tệ sẽ thu hẹp mạnh.

Kinh tế Trung Quốc e rằng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cho đến tháng 4/2010, tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt tới 900,2 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay (12700 tỷ USD), là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản (chiếm 6,16%), Anh (chiếm 2,25%).

Có số liệu cho thấy, năm nay, Mỹ sẽ lại phát hành 2220 tỷ USD trái phiếu dựa trên cơ sở tổng số nợ hiện có, tích lũy tới 14500 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm thấy một vị “công tử Bạc Liêu” có thể mua số nợ khổng lồ này đã trở thành việc đại sự hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là một nước có khả năng nhất trong số các “công tử Bạc Liêu” tiềm năng. Trung Quốc ngồi trên kho dự trữ giá trị 2000 tỷ USD là người sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất, hơn nữa gần đây có báo chí đưa tin, Trung Quốc sẽ lại mua về một phần trái phiếu Mỹ trên cơ sở hiện tại.

Kỳ thực, chính phủ Mỹ vẫn luôn dựa vào trái phiếu kho bạc để vận hành kinh tế, chính phủ Mỹ thông qua Bộ Tài chính phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư toàn cầu để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, toàn bộ gánh nặng nợ nần đều chiếm trên 50% GDP của Mỹ. Do đồng USD là tiền tệ thế giới, Mỹ có thể tăng cường in tiền, sau đó để các nước trên thế giới cùng gánh vác chung.

Có phân tích cho rằng, do nợ tăng mạnh, về mặt kỹ thuật, chính phủ Mỹ đã phá sản. Nhưng, dùng thước nào để đo việc Mỹ có phá sản hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù số liệu độc quyền cho thấy, “Mỹ đã phá sản”, nhưng thực tế là chính phủ Mỹ hiện vẫn đang hoạt động bình thường, chẳng hạn như cuối tháng 8, tàu sân bay Mỹ “George Washington” vẫn tham gia vào cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, nhằm khiêu khích Trung Quốc. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ phá sản, nhưng kỳ thực chỉ là sự phá sản chính phủ của bộ phận kinh doanh, chứ không phải là sự phá sản của bộ máy hành chính.

Nếu nhìn từ một góc độ khác, tại sao các học giả và giới truyền thông Mỹ bao gồm cả IMF do Mỹ quản lý và chỉ đạo lại muốn tuyên bố rằng “Mỹ đã phá sản”, có thể họ có một âm mưu nào đó, tức người Mỹ đã đặt một cái bẫy cho Trung Quốc: Nước Mỹ đã phá sản, đã thiếu khả năng trả nợ, 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ trôi theo dòng nước. Điều này đã chứng minh cho lời tuyên bố của nhà kinh tế nổi tiếng Paul Krugman rằng, việc Trung Quốc thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ với quy mô lớn đã tự khiến mình mắc bẫy đô la.

Sunday, August 15, 2010

8 Ways To Make Your Software Hacker-Proof and Crack-Proof: Writing Effective License Checking Code And Designing Effective Licenses

Check license repeatedly
Instead of checking the license at software startup only, check the license at multiple points of time during your software execution and from multiple places in your code. Do not to use a single license validation routine in your software. Check for a license from different places in your software, but don't call a single license validation routine to do this. This ensures that a hacker cannot bypass your licensing scheme by simply hacking a single piece of code in your software and forces the hacker to locate every piece of license validation code in your program.
Use multiple licensing checking layers
In addition to the normal license validation done every time your software is executed, add another layer which checks for a license when a certain random criteria is met. For example, you can check for a license on the 2nd Monday of each month, or every 63 days, or on the February 29th of a leap year. If a hacker bypasses the normal license checking code, the additional 'guerilla' layer is still present which will check for a license and cause the check to fail.
Use encrypted dlls
Move some important part of your software in a dll and encrypt the dll using a key. When generating licenses using CryptoLicensing, embed this key in your license codes (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this) and decrypt the dll using this key before loading it. This ensures that even if a hacker bypasses licensing checking code, your software will not function correctly since it will not be able to load the encrypted dll file.
Check for the hash of your exe/dll to detect tampering
You can include the hash/checksum of your exe/dll in your license codes generated using CryptoLicensing (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this). When your exe/dll is loaded, you can recalculate the hash of the exe/dll, and compare it with that included in the license code. If different, this means that your exe has been tampered or modified. Similar to license checking, perform this check at multiple points of time and place in your software.
Do not display failures immediately
If a license check fails, note this but do not immediately display to the user that the check has failed. Instead wait for some other part of your software to run and notify the user there. This makes it more difficult for the hacker to locate and bypass your license checking.
Don't use explicit error messages
When notifying the user of a failed license check, don't use explicit and obvious messages such as 'License not valid'. Instead, display a generic failure message and ask the user to contact your support department. He may not know that the cause of the error is a failed license check, and when contacted, you may try to make a sale and convert the illegal user into a licensed user or even catch a hacker if he contacts you.
Crash or fail or output incorrect results when license check fails
In combination with above two, when a license check fails or when you determine that your software has been hacked or your license scheme has been compromised, note this and when your software perform some processing at a later point of time, you can crash your software or output incorrect results. Sometimes, a hacker may also lose interest in your 'buggy' program which does not even display informative error messages!
Embed user information in generated licenses
When generating licenses, embed some data about the user in the license such as the user's name, email or company name (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this). Display this information prominently at multiple places in your software. This is a very effective way to discourage the user from sharing his/her license code with others.
Original article : http://www.ssware.com/articles/writing-effective-license-checking-code-and-designing-effective-licenses-with-cryptolicensing.htm

Wednesday, August 11, 2010

Nếu Việt Nam là cường quốc số 1 thế giới!

Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành siêu cường số 1 thế giới

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:

- Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom sex Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…



Và những update vụn vặt khác...

1. Bản tin truyền thông:
- Tạp chí Bắp Cải đứng đầu alexa, chiếm 99% traffic toàn thế giới!
- Mương 14 sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải có dòng chữ "muong14.vn" dưới mỗi bài viết.

2. Bản tin kinh tế:

- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.

- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.

- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

3. Bản tin xã hội & giáo dục:

- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.

- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.

- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ...

4. Bản tin quốc phòng:

- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớp Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.

- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kì.

- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.

- Bộ trưởng bộ ngoại giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.

- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 10000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.

5. Bản tin nghệ thuật & thể thao:

- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là "peeffiti".Ngoài ra đái bậy còn là một môn ưu chuộng của giới thể thao toàn cầu. Olympic Games có thêm các môn: Đái xa, Đái cao, Đái ba bước...

- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ...

6. Bản tin địa lý & giải trí:

- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mua để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Wasinton cũng sẽ cấm online game.

- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H'mong mang hộ khẩu Hà Nội 9.

- Dép Lào, áo 3 lỗ và nón cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.

- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.

- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.

- Trong buổi quảng bá album mới của mình, Lady Gaga đã phát biểu rằng :"Tôi là thím Hà của nước Mĩ".

- Thým Hà chính thức trở thành thần tượng mới thay thế các idol group ở Hàn Quốc. Thím Vũ Hà khi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Incheon ở Seoul Hàn Quốc thì lập tức hơn 2 triệu fan cuồng nhiệt đứng chờ sẵn từ 2 tuần trước nhào tới bu lấy anh, giấm đạp lên nhau làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Ngoài ra, sau khi anh rời khỏi sân bay trong vòng vây của hơn 1000 nhân viên bảo vệ, có rất nhiều fan ôm nhau khóc cho tới khi đột quỵ mà chết. Các bạn trẻ Hàn Quốc, Trung Quốc khắc lên trán câu nói bất hủ "Nếu thế giới phản bội thým Hà, chúng tôi sẽ phản bội thế giới".

7. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:[INDENT] - Chính phủ Hồ Cẩm Đào mâu thuẫn với Quốc hội Trung Quốc sâu sắc do tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.

- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.

- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Thượng Đình - thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900tr đôi.