Monday, December 6, 2010


We met it seems such a short time ago
You looked at me. Needing me so
Yet from your sadness our happiness grew
And I found out I needed you too

I remember how we used to play
I recall those rainy days
The fire’s glow that kept us warm
And now I find we’re both alone 

Goodbye may seem forever
Farewell is like the end
But in my heart’s the memory
And there you’ll always be
(Goodbye may seem forever – Music of The fox and the hound)

Thursday, November 18, 2010

Math Statistics

Table C Statistics


Trung Quốc đối phó lạm phát lương thực


Giá lương thực tại Trung Quốc đã tăng phi mã trong tháng 10, với lạm phát trên 10%.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói chính phủ đang chuẩn bị các biện pháp mới để ngăn chặn lạm phát giá lương thực ở mức hai chữ số.

"Hội đồng nhà nước đang xây dựng các biện pháp để kiềm chế tình trạng giá cả tăng quá nhanh," ông nói trong một tuyên bố trên trang web của chính phủ.

Ông không cho biết chi tiết, nhưng được biết các biện pháp này bao gồm đặt mức giá trần, trợ giá và áp dụng các hình phạt đối với nạn đầu cơ lương thực.

Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm gần 10% trong bốn ngày do có lo ngại về việc lãi suất sẽ tăng.

Giá tăng một cách tệ hại

Trong tháng Mười, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ tăng lãi suất nhằm đối phó với áp lực lạm phát gia tăng, và sau đó đã có thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề này.

Mức lạm phát giá tiêu dùng tăng đến 4,4% trong tháng Mười, so với mức một tháng trước đó là 3,6%. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng hai năm qua.

Giá lương thực đã tăng tới mức chóng mặt ở Trung Quốc, với mức tăng tới 10,1% trong tháng trước.

Bình quân giá bán buôn một số loại rau quả tại các thành phố của Trung Quốc tăng gần hai phần ba trong 10 ngày đầu tháng này, khiến người ta lo ngại rằng nạn đầu cơ thực phẩm đang càng khiến tình trạng khan hiếm trở nên trầm trọng hơn.

"Cần phải rất chú ý tới việc cung ứng cho thị trường, nhu cầu thị trường và giá cả, bởi chúng có liên quan đến lợi ích cơ bản của nhân dân," Thủ tướng Ôn nói thêm.

Đồng tiền dễ dàng

Tình trạng lạm phát ở Trung Quốc - và mối nguy về tình trạng bất ổn dân sự - cũng nằm sau những lời chỉ trích gần đây của Bắc Kinh trước việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nối lại biện pháp phát hành thêm tiền.

Đợt in tiền mới của FED đe dọa làm suy yếu đồng đô la, khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm thế cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Để duy trì tỷ giá có tính cạnh tranh với đồng đô la, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải can thiệp để mua thêm đô la và bán thêm nhân dân tệ.

Tuy nhiên, nếu bán thêm đồng nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ đối diện nguy cơ đẩy mức lạm phát tăng cao thêm, cũng như trước cái mà một số người coi nguy cơ về vỡ bong bóng trong thị trường bất động sản và chứng khoán.

Sunday, November 7, 2010

Trung Quốc đặt chân vào châu Âu

Sau châu Phi và châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn lớn của mình đứng chân để khai thác nguồn nguyên liệu của hai châu lục này, giờ đây Trung Quốc đang bắt đầu cuộc tiến công chiến lược vào châu Âu với việc đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ với “giá bỏ thầu bất khả đánh bại”.
Thủ tướng Hi Lạp George Papandreou và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Athens ngày 3-10 - Ảnh: Presseurop
Khác với hình ảnh “một anh thực dân mới” như các nhà chính trị và các tổ chức phát triển quốc tế mô tả ở châu Phi, châu Mỹ Latin, Trung Quốc giờ đặt chân đến châu Âu như một nhà đầu tư có bước đi thông minh trong túi rủng rỉnh hàng tỉ USD khi các nước châu Âu đang khó khăn với khoản nợ chồng chất.
Từ ngoại vi...

Thật ra, từ một năm trước, các tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đặt chân đến các nước ngoại vi châu Âu như Moldova, Serbia, Ukraine, Ba Lan... Bắc Kinh đã ký kết những thỏa thuận chiến lược với Moldova và Serbia. Theo đó, Trung Quốc sẽ phải dành cho Moldova một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 1 tỉ USD đổi lại việc Tập đoàn xây dựng China Overseas Engineering (Covec) của Trung Quốc có được những đơn hàng xây dựng khổng lồ.
Tại Serbia, sau thỏa thuận chiến lược giữa Tổng thống Boris Tadic và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai bên cũng đã thảo luận về một khoản tín dụng ưu đãi mà Trung Quốc dành cho việc đầu tư xây dựng đường và cầu trên sông Danube trị giá lên đến 200 triệu euro cũng như mở rộng các cảng, xây dựng đặc khu kinh tế.
Còn tại Ba Lan, Covec cũng đã tìm cách nhảy vào chiếm lĩnh thị trường xây dựng đường sá trị giá lên đến khoảng 40 tỉ euro từ nay cho đến Cúp bóng đá châu Âu năm 2012 với hai gói thầu đầu tiên để xây dựng các xa lộ bên trong châu Âu là những cầu vượt cho xa lộ mới A2 nối Warsaw với Lodz. Covec đã qua mặt hai đối thủ cạnh tranh nổi tiếng của châu Âu với giá bỏ thầu 1km là 6,3-6,5 triệu euro, thấp hơn 60% so với giá gọi thầu, thấp hơn cả so với giá đấu thầu của Tập đoàn xây dựng Ba Lan PBG và Ireland SRB Civil Engineering.
... Đến trung tâm châu Âu
Trung Quốc nay bắt đầu tiến công vào “trái tim” châu Âu với chuyến thăm Pháp và Bồ Đào Nha của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào... Trung Quốc đã đem đến 20 tỉ USD cho các hợp đồng ký với Pháp.
Nếu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu còn tương đối khiêm tốn so với các khu vực khác của thế giới, thì việc gia tăng đầu tư trong hai năm qua là khá ấn tượng. Từ mùa xuân năm 2010, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại chính của Trung Quốc, trước cả Mỹ.
Theo ông Jens Bastian - nhà kinh tế thuộc Quỹ Hi Lạp cho chính sách đối với nước ngoài và với châu Âu, trong 10 năm tới châu Âu sẽ phải mở ra nhiều dự án xây dựng công cộng lớn: dọn sạch thiết bị chiến tranh trong dòng sông Danube để làm cho dòng chảy của con sông này trở thành trục giao thông đường thủy quan trọng, xây dựng các tuyến đường sắt quốc tế, nhất là giữa Đức và Macedonia, mở các xa lộ mới từ Đức đi Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh: “Lục địa châu Âu thiếu một hệ thống vận tải nối Tây Âu và Đông Âu. Và chính trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang cố giành ưu thế”.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc được đón nhận với vòng tay mở rộng. Khi nhận được hàng tỉ USD cho những hợp đồng mới của Trung Quốc, Thủ tướng Hi Lạp tuyên bố: “Sự hỗ trợ của những người bạn Trung Quốc là cơ may cho chúng ta” và mong muốn Hi Lạp trở thành “một đầu cầu cho Trung Quốc vào châu Âu”. Ireland cũng hi vọng được hưởng phần của mình trong cái bánh đầu tư của Trung Quốc khi tìm cách “tạo cho Trung Quốc một cổng vào châu Âu” tại thành phố Athlone, và thành phố này đã tạo ra được hàng ngàn việc làm. Bắc Kinh cam kết “giúp đỡ nước bạn Ireland càng nhiều càng tốt trong lúc khó khăn này”, như tuyên bố của Thủ tướng Ireland Brian Cowen hồi tháng 6.
Bộ trưởng Hi Lạp Haris Pamboukis đánh giá: “Chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu là ôn hòa và có tính toán tốt. Tôi không tin rằng sẽ gặp phải một con ngựa thành Troie.”

“Hành động của Trung Quốc không có gì là một sự trùng hợp, - theo ông Jens Bastian - Trung Quốc có quỹ dự trữ khổng lồ và các nước mà Trung Quốc đầu tư vào nhiều lại rất cần các khoản đầu tư của nước ngoài”.
Có qua có lại
Thế nhưng, tại châu Âu, cũng không khỏi có những lo ngại về những tham vọng của Trung Quốc. Ông François Godement, nhà nghiên cứu tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, nhận xét: “Trung Quốc đang theo đuổi sự lấn sân tại châu Âu y như cách họ đã làm ở châu Phi. Nhưng họ thâm nhập châu Âu qua các quốc gia ngoại vi, mà điều này lại không theo lệ thường”.
Quả là Trung Quốc đã tập trung nỗ lực vào các cảng của Hi Lạp và Ý cũng như vào các xa lộ nối Đông Âu với Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, và tìm cách đầu tư mạnh vào các công trình hạ tầng. Nhiều tỉ USD của Trung Quốc đã được bơm vào các dự án xây dựng công cộng, giúp các công ty và công nhân Trung Quốc có việc làm. Bắc Kinh cũng hi vọng các khoản đầu tư của mình sẽ thúc đẩy châu Âu ủng hộ mình trên các vấn đề tiền tệ đang tranh cãi, và trên các vụ kiện thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong chuyến thăm châu Âu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhắc nhở Brussels rằng Trung Quốc đang làm bạn với Hi Lạp, Tây Ban Nha, Ý và các nước châu Âu khác đang gặp khó khăn, và vào lúc khó khăn nhất, bằng cách mua lại các trái phiếu nhà nước, khi mọi nhà đầu tư đã bỏ đi. Để đổi lại, Trung Quốc đề nghị lãnh đạo các nước “đừng gây áp lực lên Trung Quốc về những gì liên quan đến định giá đồng nhân dân tệ”.
Bắc Kinh cam kết mua các cổ phiếu Hi Lạp ngay khi Athens đưa ra bán, và đã mua 625 triệu USD số nợ của Tây Ban Nha. Khi đặt tại châu Âu một phần khiêm tốn nhưng tăng dần của khoản 2.300 tỉ USD tiền dự trữ ngoại tệ, hơn là trong trái phiếu ngắn hạn của Bộ Tài chính Mỹ ít lợi nhuận, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn tiền của mình, nhưng cũng có thể dựa vào sự tham gia này để làm thế giới giảm áp lực lên đồng nhân dân tệ.

Thursday, November 4, 2010

Thế khó của Obama khi phe Dân chủ thất bại

Tổng thống Barack Obama sau thất bại của phe Dân chủ. Ảnh: AFP
Tổng thống Barack Obama sau thất bại của phe Dân chủ. Ảnh: AFP
Trong nửa đầu nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, ông Obama có lợi thế to lớn là cả Hạ viện và Thượng viện đều nằm trong sự kiểm soát của phe Dân chủ. Nhưng ngay cả điều đó cũng khiến ông gặp rất nhiều khó khăn khi muốn quốc hội thông qua các chính sách của mình, đặc biệt là luật mới liên quan đến hệ thống y tế. Nay với việc đảng Cộng hoà giành được chiến thắng lớn nhất của họ trong 70 năm tại Hạ viện, nửa cuối của nhiệm kỳ Obama báo hiệu sẽ càng thêm khó khăn khi ông muốn quốc hội thông qua các chương trình nghị sự của chính phủ.

Thế hai đảng giữa Nhà Trắng và Hạ viện

Thủ lĩnh phe Cộng hoà tại Hạ viện John Boehner, người sẽ thay thế bà Nancy Pelosi của phe Dân chủ làm lãnh đạo cơ quan này cho rằng, việc đảng Cộng hoà giành lại quyền kiểm soát Hạ viện và gia tăng số ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua chứng tỏ "chương trình nghị sự Obama-Pelosi" đã bị cử tri Mỹ bác bỏ.
Telegraph dẫn lời ông Boehmer cho biết: "Tôi nghĩ kết quả bầu cử là một sự uỷ thác cho Washington phải làm sao giảm quy mô của chính phủ và chúng tôi tiếp tục nỗ lực vì một chính phủ có trách nhiệm hơn, ít chi phí và quy mô nhỏ hơn, đồng thời cải cách cách thức làm việc của quốc hội".
Đây được coi là chiến thắng lịch sử của phe Cộng hoà khi giành được thêm 60 ghế tại Hạ viện, lớn hơn nhiều con số 38 ghế mà họ cần để nắm quyền đa số. Ngược lại đây cũng là thất bại của phe Dân chủ còn nặng nề hơn kỳ bầu cử năm 1994 dưới thời Tổng thống Bill Clinton, khi họ để mất 54 ghế trong Hạ viện. Thành quả này mở đường cho ông John Boehner trở thành chủ tịch Hạ viện và đưa các nghị sĩ của đảng Cộng hoà nắm những uỷ ban trong cơ quan này.
Việc đảng Cộng hoà nắm Hạ viện cũng khiến chính trường Mỹ có tình thế khá đặc biệt. Từ đây, Tổng thống Barack Obama (thuộc phe Dân chủ) cùng người chuẩn bị giữ chức Chủ tịch Hạ viện John Boehner (thuộc phe Cộng hoà) cần phải phối hợp với nhau cả với tư cách là đối tác lẫn đối thủ khi họ đưa ra chương trình nghị sự của riêng mình tại quốc hội. Với quan điểm cứng rắn của ông Boehner, mối quan hệ này được dự đoán sẽ không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, sự kết hợp tương tự trên chính trường Mỹ không phải lúc nào cũng căng thẳng. Trong những năm 1990, Tổng thống Bill Clinton thuộc phe Dân chủ và Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich thuộc phe Cộng hoà đã từng đứng về phía nhau để thúc đẩy việc phê chuẩn đạo luật về cải cách phúc lợi xã hội. Trước đó, bộ đôi Tổng thống Ronald Reagan thuộc phe Cộng hoà và Chủ tịch Hạ viện Tip O'Neill thuộc phe Dân chủ cũng có mối quan hệ hoà giải trong những năm 1980.

Obama có thêm cửa ải Hạ viện

Ảnh: AFP
Thủ lĩnh phe Cộng hoà tại Hạ viện John Boehner. Ảnh: AFP
Kịch bản đầu tiên và được nhiều người dự đoán nhất sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này là việc Hạ viện với phe Cộng hoà chiếm đa số sẽ có khả năng ngăn cản bất cứ đề xuất nào từ phía Nhà Trắng đang do tổng thống của phe Dân chủ nắm giữ. Nói cách khác, mặc dù phe Dân chủ vẫn kiểm soát Thượng viện nhưng việc để mất Hạ viện thì phe Cộng hoà sẽ vẫn dễ dàng tạo ra sự bế tắc đối với bất cứ kế hoạch nào của Tổng thống Obama.
Những nghị sĩ phe Cộng hoà cũng có thể coi đây là một cơ hội đặc biệt thuận lợi để làm giảm sự ủng hộ đối với Tổng thống Obama, một người thuộc phe Dân chủ, trong bối cảnh đảng này đang nỗ lực hướng tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện là Mitch McConnell, phe Cộng hoà, từng không úp mở khi tuyên bố: "Thứ quan trọng duy nhất mà chúng tôi muốn giành được là việc Tổng thống Obama chỉ nắm quyền trong một nhiệm kỳ". Phát biểu này được hiểu một cách rộng rãi như là một tín hiệu rằng ông muốn các đề xuất của tổng thống sẽ không được quốc hội thông qua.
Để rơi vào thế khó như kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ đặt ra, bản thân Tổng thống Barack Obama cũng phải chịu trách nhiệm và chính ông đã thừa nhận điều này. Bên cạnh đó ông cũng ngụ ý sẵn sàng thoả hiệp với phe Cộng hoà và nhấn mạnh sẽ cần phải làm tốt hơn trong nửa cuối của nhiệm kỳ mình.

Monday, October 18, 2010

Nhật - Trung tranh chấp biển đảo như thế nào

Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Á đang lâm vào căng thẳng xung quanh tranh chấp một nhóm đảo được biết đến với cái tên Senkaku tại Nhật và Điếu Ngư tại Trung Quốc.

Nhóm đảo tranh chấp nói trên gồm 8 hòn đảo và bãi đá ngầm không có người ở thuộc vùng viển Hoa Đông. Chúng có tổng diện tích khoảng 7 km vuông và nằm ở phía đông bắc đảo Đài Loan, phía đông đại lục Trung Quốc và đông nam vùng lãnh thổ cực nam của Nhật Bản là Okinawa.

Các hòn đảo này không có nhiều giá trị về sinh sống, nhưng trở thành trung tâm của cuộc tranh chấp giữa hai nước vì chúng nằm sát tuyến đường biển quốc tế mang tính chiến lược, nơi có những ngư trường phong phú và hứa hẹn có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Hiện nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát và căng thẳng mới nhất với Trung Quốc bùng phát hồi tháng 9/2010 vừa qua, khi Nhật bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi con tàu này va chạm với hai tàu tuần tra hàng hải của Nhật tại khu vực gần nhóm đảo.

Một trong số 8 hòn đảo không có người ở thuộc nhóm đảo. Ảnh: AP
Một trong số 8 hòn đảo không có người ở thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư . Ảnh: AP

Lập luận của Nhật Bản

Nhật Bản cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu tổng quát nhóm đảo trên trong suốt 10 năm qua và khẳng định chúng đều không có cư dân sinh sống. Tokyo khẳng định chủ quyền với những hòn đảo này bằng sự kiện khi cha ông họ dựng một tấm bia chính thức tuyên bố nhóm đảo thuộc lãnh thổ Nhật Bản từ ngày 14/1/1895.

Kể từ đó, nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trở thành một phần của quần đảo Nansei Shoto nay thuộc quận Okinawa. Sau Thế chiến II, Nhật Bản từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ và hòn đảo, bao gồm đảo Đài Loan, theo Hiệp ước San Francisco năm 1951. Nhưng theo hiệp ước này, quần đảo Nansei Shoto (bao gồm nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc) được đặt dưới sự ủy thác quản lý của Mỹ và sau đó chúng được giao lại cho Nhật Bản năm 1971 theo thỏa thuận trao trả Okinawa.

Tokyo cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã không hề có ý kiến phản đối nào đối với Hiệp ước San Francisco năm 1951 liên quan đến chủ quyền nhóm đảo Senkaku. Cũng theo phía Nhật Bản, chỉ đến những năm 70, khi vấn đề trữ lượng dầu mỏ được đặt ra trong khu vực, cả Trung Quốc và chính quyền Đài Loan mới bắt đầu tuyên bố đòi chủ quyền đối với nhóm đảo này.

Lập luận của Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư (tức nhóm đảo Senkaku trong tiếng Nhật) là một phần lãnh thổ của họ kể từ thời cổ đại, vốn đóng vai trò quan trọng về ngư trường do tỉnh đảo Đài Loan quản lý. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố điều này "được chứng minh đầy đủ bằng lịch sử và pháp lý".

Vụ việc càng thêm rắc rối khi chủ quyền nhóm đảo liên quan đến cả đảo Đài Loan. Trong lịch sử, Đài Loan đã được nhượng cho phía Nhật Bản theo Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, sau cuộc chiến Trung Nhật cuối thế kỷ 19. Sau khi Đài Loan được Nhật trả lại theo Hiệp ước San Francisco năm 1951, Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Điếu Ngư vốn là một phần của Đài Loan cũng phải được trả lại cùng.


Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng thủ lĩnh Quốc Dân Đảng là Tưởng Giới Thạch nắm quyền quản lý Đài Loan khi đó đã không nêu ra vấn đề nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku, ngay cả khi nhóm đảo này được ghi trong thỏa thuận trao trả Okinawa của Mỹ cho Nhật Bản năm 1971, do Tưởng Giới Thạch đang phải phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Mỹ. Do đó, Đài Loan hiện cũng đơn phương đòi chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư.

Những vụ đụng độ

BBC dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm tranh chấp nhóm đảo với Nhật Bản cần những dàn xếp trong tương lai và hai bên nên nỗ lực tránh để vấn đề này thành "nhân tố gây bất ổn" trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra căng thẳng lẻ tẻ giữa hai nước liên quan đến nhóm đảo tranh chấp này.

Năm 1996, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một ngọn hải đăng trên một trong các hòn đảo của nhóm đảo Senkaku. Các nhà hoạt động người Trung Quốc sau đó đã đi tàu tới nhóm đảo để phản đối và một trong số này đã rơi xuống biển chết đuối.

Kể từ đó, các nhà hoạt động của cả Trung Quốc và Đài Loan vẫn tìm cách đi tàu tới nhóm đảo đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản nói trên. Năm 2004, Nhật Bản cũng bắt giữ 7 nhà hoạt động Trung Quốc sau khi những người này đổ bộ lên hòn đảo chính của nhóm đảo.

Ngoài ra còn có hàng loạt các vụ chạm trán giữa các tàu tuần tra của Nhật Bản với tàu đánh cá Trung Quốc hoặc Đài Loan trong khu vực tranh chấp. Đặc biệt, năm 2005, khoảng 50 tàu đánh cá Đài Loan đã tiến hành một vụ biểu tình trong khu vực nhạy cảm này để bày tỏ sự phản đối việc gây khó khăn của các tàu tuần tra Nhật Bản.

Diễn biến mới đây nhất liên quan đến tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư là việc Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc hôm 7/9 vừa qua. Sự kiện này khiến quan hệ song phương rơi vào căng thẳng. Ngay cả khi Nhật thả toàn bộ thành viên của con tàu đánh cá nói trên, căng thẳng liên quan đến nhóm đảo vẫn tiếp diễn.

Cuối tuần trước, một loạt cuộc biểu tình đòi chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đã nổ ra ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy tranh chấp về nhóm đảo sẽ còn là trở ngại kéo dài trong quan hệ hai nước.

Wednesday, October 6, 2010

The problem with ad networks

Ad networks are great. They must be – there are enough of ‘em (300 the last time I counted). As you’ll know from reading my post about them, ad networks make money by creating a marketplace between publishers (providers of ad inventory) and advertisers (consumers of ad inventory). By connecting many publishers to many advertisers, they create some efficiency and add some value into the bargain (by providing targeting capabilities, for example). Networks sit at the center of their own little web of advertisers and publishers (apologies to Right Media for, ahem, borrowing their little people graphics for this post):

image

The key challenge with being an ad network is that you have to grow the supply side of your business (the publishers) in parallel with the demand side (the advertisers) – there’s no point signing up a huge batch of new publishers if you’ve no one to sell their inventory to. But doing this in practice is extremely hard.

To solve this problem, the ad networks have brokered relationships with one another over the years so that, if a network has an impression that it needs to sell, but doesn’t have an advertiser to sell it to, it can sell that impression to another network. Similarly, in the reverse case, if a network has an opportunity to sell an ad, but doesn’t have the inventory to fulfill the sale, it can buy the inventory from another network. So the picture (with each network’s advertisers and publishers collapsed to one of each) looks like this:

image

In the diagram above, Network 2 can sell Publisher 2’s inventory to Network 1, who sells it on to Advertiser 1. Similarly, Network 2 can buy inventory from Publisher 1 (via Network 1) and sell it to Advertiser 2. In the real world of ad delivery, the ad call is redirected from the publisher to Network 1, and then to Network 2, before finally being redirected to the advertiser’s ad server.

If you add another ad network to the mix, then each ad network can forge relationships with the other two, and trade impressions in much the same way:

image

If there were just two or three ad networks in the world, this might not be a problem. But of course there aren’t – there are three hundred. But each ad network can’t have a relationship with every other ad network; each network would have to maintain 299 relationships, which comes to (299 + 298 + … + 2 + 1) = 44,850 relationships!

So instead, the networks form a kind of ‘daisy chain’ – each network passes off some portion of its inventory to one or more others, which in turn pass some of this off to their own partner networks, and so on. So a single ad impression can pass through half a dozen (or more) networks before finally being fulfilled:

image

Of course, the diagram above dramatically over-simplifies the picture; each of the networks in the chain will have multiple relationships with other networks, and so inventory can take a series of routes from a particular publisher to an advertiser.

This daisy-chaining sucks, big time, for the following reasons (and others):

  • Each network has to maintain multiple bilateral arrangements with other networks, sucking up time and technical resource
  • The more networks there are in the chain, the longer the ad takes to serve
  • Each network wants to take a cut of the cost of the inventory,cutting into the publishers’ margins
  • In addition to the margin problem, it’s very difficult for publishers to get the best price for their inventory, since each network in the chain has to make the best guess around the network it thinks will deliver the best price
  • The publisher has very little or no control over the quality of the ad that ends up being displayed; it’s very easy to insert poor-quality or even malicious ads into the system
  • If the ad is clicked, the click path is very convoluted, and is liable to hijacking (another security vulnerability)
  • The system is completely opaque to the publisher (no network can provide a comprehensive list of what actual ads they served, or had a hand in serving, on a publisher’s site)

 

Enter the Ad Exchange [fanfare]

By now I can almost hear you crying, “But surely there must be a better way!” Well, you’ll be glad to know, there is. Rather than the ad networks all dealing with each other directly, we need some kind of impartial intermediary which can act as a central hub through which the networks can trade. An ad exchange, if you will. Of course, exchanges (especially commodity exchanges) have been around for a long time – as I noted recently on this blog, everything from pork bellies to weather futures are traded today on exchanges around the world today.

The Chicago Mercantile Exchange (one of the biggest exchanges in the world) is even launching an exchange for credit default swaps – those bad-boy financial instruments the opaque trading of which (in a manner which is alarmingly reminiscent of the ad network relationships above) have had such a hand in getting us into the mess we’re all in now.

So if even something as evanescent as a CDS can be traded on an exchange, why not ad inventory? Well, it turns out there are some fairly interesting technical challenges, since the volume of transactions is extremely high and transactions must be completed within a few milliseconds; but those are surmountable. By adding an ad exchange into the picture, the trading relationships look as follows:

image

Now each ad network has just one trading relationship – with the exchange. So if there are 300 networks, there are 300 relationships, and every network is just one ‘hop’ away from every other network.

What this is means is that for a given ad impression on a publisher site, the network that owns that impression can say to the exchange, “what am I bid on this impression (one careful owner, full service history, nice neighborhood, good references, etc)?”. The exchange can then hawk that impression to all the other networks and solicit bids. Depending on the data that is attached to the impression (or a cookie that one or more of the other networks may recognize and be able to attach data to), the various networks may be able to sell that impression for a greater or lesser amount. So the bids come in, the winning bid is selected, and passed back to the originating network; and if that bid is better than what the network could get from its own advertisers, it wins, and the ad is served.

Crucially, there are only ever two networks (plus the exchange) in this transaction. So each network will take a cut of the impression price, and the exchange will charge a flat transaction fee (this is essential to maintain the exchange’s impartiality – taking a cut would introduce bias). Just having two networks in the transaction means more money for the networks and the publisher, and possibly better pricing for the advertiser. So everyone wins.

 

There’s more…

The benefits of moving to an exchange-centric model for ad inventory trading don’t end there. As I said at the beginning of this post, one of the irritating things about running an ad network is having to match demand to supply – as networks grow, they have to recruit both advertisers and publishers. The network model allows one-sided participants to flourish, dramatically increasing the range of ways in which businesses can participate in this market.

image

In the above example, Network 2 doesn’t actually source any inventory direct from publishers – it gets it all from the network, and focuses on being great at selling that inventory to advertisers. Another (perhaps better) name for the kind of company that does this is a Media Agency. Havas has just announced its intention to do something similar to this. You could also easily imagine the likes of Amazon and eBay – both of which have huge rosters of small advertisers, but no corresponding publisher base – to participate in this fashion.

Similarly, Network 3 above has decided to do away with its advertiser customer base and just sell all its inventory to the exchange. In this sense it becomes a bit more like an ad sales house or publisher aggregator than a true network. A company in this mold might be Six Apart, creators of the TypePad platform, which has lots of publisher relationships (including with me), but no advertiser relationships to speak of.

And there’s a third scenario which is even more interesting, which is that the exchange model makes it possible to add value (and make money) without trading any inventory at all. A company like Nielsen might choose to sell the data it has on internet users to the exchange, helping to drive up inventory value, and taking a cut of transactions that use its data.

Building a true ad exchange is non-trivial, mind you, which is why the most significant efforts in this space are courtesy of the Big Three of Google (most visibly via the DoubleClick Advertising Exchange), Microsoft (with AdECN) and Yahoo (via the RightMedia Exchange). And a big question-mark still hangs over how exchanges will earn money – the revenue model is well understood (transaction fees), but whether those fees will be enough to support the exchange’s costs remains to be seen. That’s why it’s the companies named above which are most active in this space, because they all have ad networks of their own that they want to add value and liquidity to, so that they can recruit more advertisers and publishers, and ultimately take over the world (bwwahahaha).

 

Impact

Ad exchanges are poised to have a transformative effect on the online advertising business. Given the current economic climate, you can probably expect these creatures to fly under most people’s radar for the time being – probably until late 2009, I’d say – but their influence will be felt as advertisers find it easier to reach the audience they need (via greater liquidity in the marketplace), and publishers are able to hang onto a bigger chunk of the price of their inventory.

In the latter case, Exchanges could end up changing the balance of power between direct-sold and network-sold inventory – if a publisher can get a better margin (taking into account sales costs) by sending some inventory that was direct-sold to the exchange, they will do so.

But what about networks? They will likely see better margins by going through an exchange for inventory they can’t clear themselves; but exchanges will level the playing field in terms of inventory access, meaning that networks will have to ad value  over and above simple aggregation in order to survive. Competition for publishers may intensify since, if networks are backed by exchanges, there’s less incentive for publishers to have deals with multiple networks. Certainly we can look forward to lots of change – consolidation, specialization, fragmentation – in this industry in the years to come.

For more reading on this from someone who knows much more about it than I do, I’d recommend these two excellent posts on the topic from Mike Nolet, formerly of Right Media.

The Ad Exchange

Ad exchanges have been around for a few years but they have very much been under the radar.  This year you will hear more and more about ad exchanges and how in a lot of people’s opinions they will change the way that publishers sell their inventory and potentially limit the amount of direct inventory that can be bought.


So what is an ad exchange?


Lets start with ad networks.  An ad network does exactly what you would imagine it does.  An ad network connects multiple advertisers with multiple publishers.  They tend to throw a few benefits into the equation as well in terms of adding a layer of targeting capability.  Simply put the model looks like this:



 
For single ad networks they face a continual problem of one side having more or less demand than the other.  The may have lots of publishers with inventory and not enough advertisers or vice versa with lots of demand and not enough inventory.  When you multiply this model out over the hundreds of ad networks in existence then you get a complex supply and demand model.  For single advertisers this can make life very difficult.  Enter the ad exchange….


An ad exchange forms a central body that allows the different networks to trade with each other whilst keeping just one trading relationship in place.  The relationship with the exchange.  The model now looks like this:







All supply and demand has now been linked across the networks through the exchange.  What happens now is a bid system similar to that on Google.  In simple terms it works like this; A network has an impression for a publisher site which it can then send that into the exchange to get bids on it from the other networks.  The other networks bid on it using their targeting criteria and available budgets for their own advertisers and gain an understanding of relevance.  The bids are then sent back to the original network and if the highest bid is higher than the one it had from it’s own advertiser then the winning bidder has it’s impression served.  Both networks take a cut of the impression price and the exchange charges a flat fee.  Next impression is up for grabs and here we go again.


Mastery of the ad exchange will allow advertisers to get a fantastically targeted campaign across a wide range of media with great efficiency.

Tuesday, September 14, 2010

Sinh viên 19 tuổi qua mặt Google về tìm kiếm thời gian thực

Hãng Internet khổng lồ phải mất vài năm mới cho ra đời được công nghệ tra cứu kiểu mới Google Instant, nhưng chỉ trong 3 tiếng, một sinh viên Đại học Stanford (Mỹ) đã hoàn tất phiên bản tìm kiếm tức thì YouTube Instant.

"Bắt đầu là một vụ cá cược với bạn cùng phòng Jake Becker. Sau khi đọc tin về Google Instant tuần trước, tôi quả quyết với cậu ta rằng có thể xây dựng một công cụ tìm video trên YouTube theo thời gian thực chỉ trong vòng một tiếng", Feross Aboukhadijeh, sinh viên khoa học máy tính tại Đại học Stanford (Mỹ), viết e-mail cho trang smh.com.au. "Thật tiếc là tôi thua cuộc bởi đã mất đến 3 tiếng để hoàn thành và sửa đổi giao diện người dùng giống như bạn thấy nó hiện nay. Nhưng tôi hài lòng với kết quả đạt được".
Aboukhadijeh cho biết: "Công cụ này dễ dựng một cách đáng ngạc nhiên. Tôi đã làm nhiều website trước đây, nhưng chưa cái nào nhanh như YouTube Instant".

Aboukhadijeh nổi tiếng tức thì nhờ công cụ tìm kiếm tức thì. Trong ảnh là đoạn hội thoại giữa cậu và Chad Hurley (ảnh nhỏ) trên Twitter.
Aboukhadijeh nổi tiếng tức thì nhờ công cụ tìm kiếm tức thì. Trong ảnh là đoạn hội thoại giữa cậu và người đồng sáng lập YouTube Chad Hurley (ảnh nhỏ) trên Twitter. Ảnh: SMH.

Thành công của cậu ấn tượng đến mức Chad Hurley, nhà sáng lập và giám đốc điều hành YouTube, đã mời cậu về làm. Hurley gửi thông điệp lên trang Twitter rằng ông rất thích YouTube Instant và hỏi cậu có sẵn sàng nghỉ học để gia nhập dịch vụ chia sẻ video số một thế giới.
Aboukhadijeh hôm nay sẽ gặp Hurley để bàn về công việc mới. Còn hiện tại, cậu tham gia vào dự án xây dựng một ứng dụng "tối mật" mà Facebook sắp triển khai cho người dùng.
Google Instant đang được thử nghiệm ở Mỹ và sẽ được triển khai trên toàn thế giới trong vài tuần nữa. Thay vì gõ câu lệnh đầy đủ, nhấn Enter hoặc phím Search và chờ đợi dịch vụ tìm kiếm sẽ cung cấp kết quả, với Google Instant, kết quả sẽ hiển thị dần ra ngay trên màn hình ngay khi người sử dụng vẫn đang nhập từ khóa.

Saturday, August 28, 2010

Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình

Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được. Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để giành được sự ủng hộ của thế giới bên ngoài và hậu thuẫn của nhân dân trong nước - Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định.
LTS: Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Ngô Vĩnh Long về một chủ đề nóng bỏng hiện nay: an ninh Biển Đông sau một loạt những động thái căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những lựa chọn ứng xử cho Việt Nam.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long là học giả người Việt nổi tiếng tại Mỹ, hiện đang giảng dạy lịch sử tại ĐH Maine. Ông vừa trở về từ Hội thảo Hè tại Philadelphia, bàn về tranh chấp Biển Đông và an ninh con người.
Phía sau những động thái khiêu khích của Trung Quốc
- Được biết, tại hội thảo Hè tại Philadelphia năm nay, các nhà nghiên cứu đặt vấn đề về vai trò của Trung Quốc, Mỹ và các nước trong khu vực. Quan điểm của các học giả liên quan đến vai trò của các nước lớn trong vấn đề an ninh khu vực như thế nào?
Hội thảo Hè vừa rồi được tổ chức là vì nhiều học giả người Việt đang ở nước ngoài nhận thấy là Trung Quốc càng ngày càng đe dọa an ninh của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Bắc Á, chứ không chỉ đối với riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ để uy hiếp các nước khác trong khu vực. Năm 2008, Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, và để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Tây Thái Bình Dương đến phía tây quần đảo Hawaii. Sau khi Mỹ từ chối thì tàu hải quân Trung Quốc đã gây sự với tàu Mỹ 2 lần vào năm 2009.
Sau đó, vì Mỹ và các nước lớn khác không có thái độ cương quyết đối với những hành động khiêu khích và những yêu sách vô lý vừa đề cập ở trên, Trung Quốc đã liên tục uy hiếp Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Biển Đông như cấm đánh cá, bắt thuyền đánh cá và ngư dân...
Đặc biệt, tháng 4/2010, Trung Quốc đã đưa các chiến thuyền hiện đại nhất thuộc cả 3 hạm đội hải quân của họ (hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải) xuống vùng Trường Sa tập trận gần 3 tuần.
Và mới đây, hải quân Trung Quốc lại tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố với riêng với hai viên chức cao cấp Mỹ vào cuối tháng 3/2010 rằng Biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Tức là cũng ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương; và vì thế Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng hay thỏa hiệp ở đây, tuy Trung Quốc vẫn thường nói là sẽ thương lượng song phương với từng nước ở Đông Nam Á.
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
Rõ ràng, trước thái độ khiêu khích như thế hầu như trên toàn bộ Tây Thái Bình Dương, nếu Mỹ và các nước lớn khác không cùng nhau tỏ thái độ cương quyết với Trung Quốc thì nước này trên thực tế đã uy hiếp được các nước nhỏ trong vùng cũng như sẽ càng ngày càng gây thêm mất an ninh cho khu vực. - Phía sau những động thái khiêu khích mà ông đề cập ở trên là gì?
Phải thấy rằng, đối tượng chính của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng, là Hoa Kỳ. Trung Quốc đã cố tình thách thức, nếu không nói là gây hấn, để mong Mỹ, trong lúc phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phải có thái độ nhũn nhặn với Trung Quốc, nếu không nói là có thể nhượng bộ những đòi hỏi của Trung Quốc không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương hay Biển Đông mà còn trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính nữa.
Nếu làm được việc này, không những Trung Quốc hù dọa được các nước khác trong khu vực mà cũng còn lấy điểm với dân chúng họ bằng cách dấy lên lòng tự hào dân tộc.
Riêng tại khu vực Biển Đông, đối tượng chính của Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam là nước "núi liền núi, sông liền sông" với Trung Quốc, có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong vùng và có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh có thể làm áp lực Chính phủ Hà Nội tỏ thái độ nhân nhượng trên biển cũng như trên đất liền thì Trung Quốc có thể ít nhất là trung lập hóa được các nước khác vì họ không có lợi ích nhiều như Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung Quốc.
Không ai dại gì đưa đầu ra nếu nước bị mất mát nhiều nhất không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Do đó, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc hù dọa và chỉ chủ yếu đánh bắt ngư dân Việt Nam.
Bước chuyển chính sách của Hoa Kỳ
- Nhưng có vẻ ý đồ trên đã không thành công khi tại Diễn đàn ARF do Việt Nam chủ trì tại Hà Nội vừa qua, người ta chứng kiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ra tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát về tranh chấp Biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về các động thái mới này?
Trước sự thách đố cố tình của Trung Quốc đối với Mỹ để hù dọa các nước khác trong khu vực, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố công khai là họ muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Nhưng việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi" và việc sử dụng những chiến thuyền từ cả ba hạm đội để diễn tập tại khu vực gần quần đảo Trường Sa là những giọt nước tràn ly.
Mỹ không thể nhân nhượng mãi vì như thế sẽ làm cho Mỹ mất uy tín không những ở Châu Á Thái Bình Dương mà còn nhiều nơi khác nữa. Trung Quốc được thể sẽ tiếp tục nói là Mỹ chỉ là "con hổ giấy."
Do đó, ngày 5/6/2010, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La họp ở Singapore, trước sự hiện diện của nhiều nhân vật từ gần 30 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chỉ trích Trung Quốc trực diện (tuy không nói tên) là Mỹ "phản đối mọi hành động hù dọa đối với các công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào đang hoạt động kinh tế chính đáng" ở khu vực Biển Đông. Ông Gates nhắc lại vài lần là cần phải có các đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và trong khuôn khổ luật quốc tế.
Tại cuộc họp cấp ngoại trưởng cuối tháng 7 tại Hà Nội, bà Hillary Clinton đã khẳng định Mỹ có "quyền lợi quốc gia" trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Trước đó bà đã phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lược này là một "ưu tiên ngoại giao hàng đầu" ("leading diplomatic priority). Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một vấn đề "an ninh mấu chốt cho khu vực" ("pivotal to regional security).
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
"Trung Quốc chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng thời gian ngắn"
- Tuy nhiên, người ta có cảm giác, chính sự can dự lớn hơn của các nước lớn với vấn đề Biển Đông dường như lại đang đẩy tình hình thêm căng thẳng, khi Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, và báo chí nước này đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực đã lôi kéo sự can dự của Mỹ. Bình luận của ông?
Việc Trung Quốc gây thêm căng thẳng qua những tuyên bố hiếu chiến và qua các tập trận gần đây trong một vùng mà Trung Quốc chưa bao giờ có ảnh hưởng gì trong lịch sử lại càng chứng minh cho thế giới biết là nước này ngang ngược và bất chấp sự thật cũng như an ninh chung.
Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc càng hùng hổ thì sẽ càng cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới thấy rõ thêm ý đồ bành trướng của Trung Quốc cũng như việc đe dọa an ninh đối với khu vực và thế giới.
- Theo ông, khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông như nhận định của một số chuyên gia quân sự Bắc Kinh có thể xảy ra hay không?
Nếu Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm thì tôi thiết tưởng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông vì việc dùng vũ lực không những không giải quyết được gì cả mà sẽ gây phản ứng của nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên các nơi khác trên thế giới. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập một lần nữa.
Việc Mỹ giúp Trung Quốc mở cửa đến với thế giới đã giúp cho Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay. Nhưng đằng khác, với nhiều vũ khí tối tân và hùng hậu như hiện nay nhưng với tinh thần thiếu trách nhiệm thì Trung Quốc cũng có thể như một đứa trẻ đang lớn lên: càng có nhiều đồ chơi thì càng chơi ẩu tả. Trong trường hợp nầy thì người lớn phải có trách nhiệm với đứa trẻ ấy.
-  Những động thái mới này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở Biển Đông?
Cùng lắm thì Trung Quốc cũng chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng lên một thời gian ngắn thôi. Nhưng Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được.
Thêm vào đó là an ninh trên khu vực Biển Đông là có lợi cho Trung Quốc về xa về dài.
ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được thế giới ủng hộ
- Năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn cản không đưa vấn để Biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN. Năm nay thì ngược với mọi nỗ lực của họ, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung. Liệu đã có thể hi vọng vào một ASEAN, vốn đã bị chia 5 xẻ 7 đoàn kết hơn trong việc đối phó với các thách thức an ninh khu vực?
Trước hết, trong bối cảnh hiện nay các nước trong khu vực đang trên đà thắng thế và Trung Quốc, nếu tiếp tục với những động thái mang tính nạt nộ hiện nay, thì sẽ càng ngày càng yếm thế.
ASEAN hiện nay đang thể hiện một quan điểm chung về an ninh trên Biển Đông và trong khu vực và quan điểm chung này đã được hầu hết các nước lớn khác (ngoài Trung Quốc) ủng hộ. ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được sự ủng hộ của các nước lớn và của thế giới. Chỉ cần một số nước lớn trong ASEAN vận động sự ủng hộ của thế giới là đủ.
Thời cơ hiếm có cho Việt Nam
- Với những biến chuyển chính sách của các nước lớn và ASEAN thời gian qua, theo ông, đâu là lựa chọn ứng xử khôn ngoan cho Việt Nam?
Là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, tôi thiết nghĩ Việt Nam, dù là Chủ tịch ASEAN hay không, thì cũng có tiếng nói rất có trọng lượng nếu Việt Nam ứng xử đàng hoàng và cao thượng.
Không thể phủ nhận là Việt Nam đã có những cố gắng rất lớn, như công khai hóa vấn đề. Thứ nữa, Việt Nam đang xúc tiến mua thêm nhiều vũ khí, tàu ngầm, tàu chiến...
Giới lãnh đạo Việt Nam cũng lên tiếng mạnh mẽ tuyên bố sẽ bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc... họ đã tỏ thái độ can đảm đặt vấn đề như vậy.
(GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Mason (Hoa Kỳ)
Nếu Việt Nam không nối kết việc tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa với an ninh chung, trên biển cũng như trên đất liền, thì các nước khác có thể áp dụng chính sách "bánh còng", để mặc cho Việt Nam đương đầu với Trung Quốc tranh chấp hai quần đảo nằm trong vòng lỗ của bánh còng trong khi họ cùng nhau bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không trên các tuyến giao thông bên ngoài hai quần đảo đó. Trong trường hợp này thì Việt Nam sẽ bị cô độc và thiệt thòi rất lớn.
- Nhưng một loạt các hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, cũng như những diễn tiến mới vừa qua tại Hà Nội cho thấy chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng đấy chứ?
Đúng vậy. Đây là hướng đi cần được tiếp tục ủng hộ và khuyến khích. Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cho thật sâu, thật kĩ để chứng minh cho thế giới thấy là mình có cơ sở như thế nào, ở chỗ nào, hầu vận động được sự ủng hộ của thế giới. Nhưng vấn đề quan trọng là gắn liền việc tranh chấp với việc đấu tranh cho an ninh của toàn khu vực, không phải chỉ là an ninh con người.
Và để giành được hậu thuẫn của thế giới bên ngoài, Việt Nam cũng nên củng cố hậu thuẫn của nhân dân trong nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều lần.
Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để làm tốt hai việc này và, qua đó, để đưa đất nước và dân tộc tiến đến một tương lai sáng lạng.

nguồn http://tuanvietnam.net/2010-08-05-dung-bien-phap-quan-su-trung-quoc-se-tu-co-lap-minh

Sunday, August 22, 2010

Mỹ đang đặt bẫy Trung Quốc ?

Mới đây, giáo sư kinh tế của trường Đại học Boston – ông Laurence Kotlikoff có một bài viết cho rằng: Nước Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết. Trên thực tế, bất kỳ nước nào cũng có thể phá sản, Mỹ cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006, ông Kotlikoff đã đưa ra nghi vấn “Nước Mỹ có phá sản không?” trong tài liệu đệ trình lên chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tại St Louis. Quan điểm của ông Kotlikoff và phán đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF giống hệt nhau. Khi công bố báo cáo đánh giá về kinh tế Mỹ hôm 30/7, tổ chức này thẳng thắn cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ phá sản, nhưng người Mỹ vẫn tự lừa dối mình. Muốn lấp đầy thâm hụt tài chính khổng lồ, Mỹ cần phải lập tức áp dụng chính sách khác, nếu không sẽ lún càng sâu hơn.

Các nhà quan sát ngày càng nghe thấy nhiều âm thanh “Mỹ đã phá sản” kể từ đầu năm nay. Hôm 19/4, ông Doug Bandow, trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống Ronald Reagan, chuyên viên nghiên cứu cấp cao lâu năm của Học hội Kelly (Mỹ) phân tích rằng, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã phá sản, Washington cũng không thể quản lý mọi việc to nhỏ của toàn thế giới.

Do chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ trước thi hành chính sách can thiệp, nên chi tiêu quân sự lớn đến mức đáng báo động, chiếm một nửa chi tiêu quân sự toàn cầu. Do sự tăng vọt về chi phí quân sự và các chi tiêu khác, khiến chính phủ Mỹ ngập trong nợ nần. Nhưng nếu muốn lấp đầy khoảng trống khổng lồ về chi tiêu này, phải mất nhiều tháng điều chỉnh tài chính, mức điều chỉnh mỗi năm ít nhất phải tương đương với 14% GDP của Mỹ. IMF cho rằng, để lấp đầy khoảng trống tài chính của Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.

Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Nợ hiện nay của Mỹ đã đạt tới 12700 tỷ USD, Cục ngân sách Quốc hội Mỹ đánh giá, theo chính sách hiện nay, 10 năm sau, Mỹ sẽ tăng thêm 10000 tỷ USD, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá lớn này của chính phủ Mỹ nếu viết toàn bộ ra giấy trắng mực đen, thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với lần Nga, Argentina phải đối mặt với phá sản trong những năm 1990 của thế kỷ trước.

Trên thực tế, nếu Mỹ thực sự đi tới bước này, điều gây quan tâm nhất không phải là các chủ nợ của Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh, bởi vì bội chi ngân sách Mỹ có thể khiến đồng USD mất giá và nguy cơ dự trữ ngoại tệ sẽ thu hẹp mạnh.

Kinh tế Trung Quốc e rằng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cho đến tháng 4/2010, tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt tới 900,2 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay (12700 tỷ USD), là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản (chiếm 6,16%), Anh (chiếm 2,25%).

Có số liệu cho thấy, năm nay, Mỹ sẽ lại phát hành 2220 tỷ USD trái phiếu dựa trên cơ sở tổng số nợ hiện có, tích lũy tới 14500 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm thấy một vị “công tử Bạc Liêu” có thể mua số nợ khổng lồ này đã trở thành việc đại sự hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là một nước có khả năng nhất trong số các “công tử Bạc Liêu” tiềm năng. Trung Quốc ngồi trên kho dự trữ giá trị 2000 tỷ USD là người sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất, hơn nữa gần đây có báo chí đưa tin, Trung Quốc sẽ lại mua về một phần trái phiếu Mỹ trên cơ sở hiện tại.

Kỳ thực, chính phủ Mỹ vẫn luôn dựa vào trái phiếu kho bạc để vận hành kinh tế, chính phủ Mỹ thông qua Bộ Tài chính phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư toàn cầu để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, toàn bộ gánh nặng nợ nần đều chiếm trên 50% GDP của Mỹ. Do đồng USD là tiền tệ thế giới, Mỹ có thể tăng cường in tiền, sau đó để các nước trên thế giới cùng gánh vác chung.

Có phân tích cho rằng, do nợ tăng mạnh, về mặt kỹ thuật, chính phủ Mỹ đã phá sản. Nhưng, dùng thước nào để đo việc Mỹ có phá sản hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù số liệu độc quyền cho thấy, “Mỹ đã phá sản”, nhưng thực tế là chính phủ Mỹ hiện vẫn đang hoạt động bình thường, chẳng hạn như cuối tháng 8, tàu sân bay Mỹ “George Washington” vẫn tham gia vào cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, nhằm khiêu khích Trung Quốc. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ phá sản, nhưng kỳ thực chỉ là sự phá sản chính phủ của bộ phận kinh doanh, chứ không phải là sự phá sản của bộ máy hành chính.

Nếu nhìn từ một góc độ khác, tại sao các học giả và giới truyền thông Mỹ bao gồm cả IMF do Mỹ quản lý và chỉ đạo lại muốn tuyên bố rằng “Mỹ đã phá sản”, có thể họ có một âm mưu nào đó, tức người Mỹ đã đặt một cái bẫy cho Trung Quốc: Nước Mỹ đã phá sản, đã thiếu khả năng trả nợ, 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ trôi theo dòng nước. Điều này đã chứng minh cho lời tuyên bố của nhà kinh tế nổi tiếng Paul Krugman rằng, việc Trung Quốc thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ với quy mô lớn đã tự khiến mình mắc bẫy đô la.

Sunday, August 15, 2010

8 Ways To Make Your Software Hacker-Proof and Crack-Proof: Writing Effective License Checking Code And Designing Effective Licenses

Check license repeatedly
Instead of checking the license at software startup only, check the license at multiple points of time during your software execution and from multiple places in your code. Do not to use a single license validation routine in your software. Check for a license from different places in your software, but don't call a single license validation routine to do this. This ensures that a hacker cannot bypass your licensing scheme by simply hacking a single piece of code in your software and forces the hacker to locate every piece of license validation code in your program.
Use multiple licensing checking layers
In addition to the normal license validation done every time your software is executed, add another layer which checks for a license when a certain random criteria is met. For example, you can check for a license on the 2nd Monday of each month, or every 63 days, or on the February 29th of a leap year. If a hacker bypasses the normal license checking code, the additional 'guerilla' layer is still present which will check for a license and cause the check to fail.
Use encrypted dlls
Move some important part of your software in a dll and encrypt the dll using a key. When generating licenses using CryptoLicensing, embed this key in your license codes (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this) and decrypt the dll using this key before loading it. This ensures that even if a hacker bypasses licensing checking code, your software will not function correctly since it will not be able to load the encrypted dll file.
Check for the hash of your exe/dll to detect tampering
You can include the hash/checksum of your exe/dll in your license codes generated using CryptoLicensing (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this). When your exe/dll is loaded, you can recalculate the hash of the exe/dll, and compare it with that included in the license code. If different, this means that your exe has been tampered or modified. Similar to license checking, perform this check at multiple points of time and place in your software.
Do not display failures immediately
If a license check fails, note this but do not immediately display to the user that the check has failed. Instead wait for some other part of your software to run and notify the user there. This makes it more difficult for the hacker to locate and bypass your license checking.
Don't use explicit error messages
When notifying the user of a failed license check, don't use explicit and obvious messages such as 'License not valid'. Instead, display a generic failure message and ask the user to contact your support department. He may not know that the cause of the error is a failed license check, and when contacted, you may try to make a sale and convert the illegal user into a licensed user or even catch a hacker if he contacts you.
Crash or fail or output incorrect results when license check fails
In combination with above two, when a license check fails or when you determine that your software has been hacked or your license scheme has been compromised, note this and when your software perform some processing at a later point of time, you can crash your software or output incorrect results. Sometimes, a hacker may also lose interest in your 'buggy' program which does not even display informative error messages!
Embed user information in generated licenses
When generating licenses, embed some data about the user in the license such as the user's name, email or company name (use the custom user-data feature of CryptoLicensing for this). Display this information prominently at multiple places in your software. This is a very effective way to discourage the user from sharing his/her license code with others.
Original article : http://www.ssware.com/articles/writing-effective-license-checking-code-and-designing-effective-licenses-with-cryptolicensing.htm

Wednesday, August 11, 2010

Nếu Việt Nam là cường quốc số 1 thế giới!

Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành siêu cường số 1 thế giới

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:

- Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom sex Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…



Và những update vụn vặt khác...

1. Bản tin truyền thông:
- Tạp chí Bắp Cải đứng đầu alexa, chiếm 99% traffic toàn thế giới!
- Mương 14 sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải có dòng chữ "muong14.vn" dưới mỗi bài viết.

2. Bản tin kinh tế:

- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.

- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.

- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

3. Bản tin xã hội & giáo dục:

- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.

- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.

- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ...

4. Bản tin quốc phòng:

- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớp Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.

- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kì.

- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.

- Bộ trưởng bộ ngoại giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.

- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 10000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.

5. Bản tin nghệ thuật & thể thao:

- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là "peeffiti".Ngoài ra đái bậy còn là một môn ưu chuộng của giới thể thao toàn cầu. Olympic Games có thêm các môn: Đái xa, Đái cao, Đái ba bước...

- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ...

6. Bản tin địa lý & giải trí:

- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mua để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Wasinton cũng sẽ cấm online game.

- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H'mong mang hộ khẩu Hà Nội 9.

- Dép Lào, áo 3 lỗ và nón cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.

- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.

- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.

- Trong buổi quảng bá album mới của mình, Lady Gaga đã phát biểu rằng :"Tôi là thím Hà của nước Mĩ".

- Thým Hà chính thức trở thành thần tượng mới thay thế các idol group ở Hàn Quốc. Thím Vũ Hà khi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Incheon ở Seoul Hàn Quốc thì lập tức hơn 2 triệu fan cuồng nhiệt đứng chờ sẵn từ 2 tuần trước nhào tới bu lấy anh, giấm đạp lên nhau làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Ngoài ra, sau khi anh rời khỏi sân bay trong vòng vây của hơn 1000 nhân viên bảo vệ, có rất nhiều fan ôm nhau khóc cho tới khi đột quỵ mà chết. Các bạn trẻ Hàn Quốc, Trung Quốc khắc lên trán câu nói bất hủ "Nếu thế giới phản bội thým Hà, chúng tôi sẽ phản bội thế giới".

7. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:[INDENT] - Chính phủ Hồ Cẩm Đào mâu thuẫn với Quốc hội Trung Quốc sâu sắc do tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.

- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.

- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Thượng Đình - thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900tr đôi.