Thursday, November 18, 2010

Math Statistics

Table C Statistics


Trung Quốc đối phó lạm phát lương thực


Giá lương thực tại Trung Quốc đã tăng phi mã trong tháng 10, với lạm phát trên 10%.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói chính phủ đang chuẩn bị các biện pháp mới để ngăn chặn lạm phát giá lương thực ở mức hai chữ số.

"Hội đồng nhà nước đang xây dựng các biện pháp để kiềm chế tình trạng giá cả tăng quá nhanh," ông nói trong một tuyên bố trên trang web của chính phủ.

Ông không cho biết chi tiết, nhưng được biết các biện pháp này bao gồm đặt mức giá trần, trợ giá và áp dụng các hình phạt đối với nạn đầu cơ lương thực.

Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm gần 10% trong bốn ngày do có lo ngại về việc lãi suất sẽ tăng.

Giá tăng một cách tệ hại

Trong tháng Mười, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ tăng lãi suất nhằm đối phó với áp lực lạm phát gia tăng, và sau đó đã có thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề này.

Mức lạm phát giá tiêu dùng tăng đến 4,4% trong tháng Mười, so với mức một tháng trước đó là 3,6%. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng hai năm qua.

Giá lương thực đã tăng tới mức chóng mặt ở Trung Quốc, với mức tăng tới 10,1% trong tháng trước.

Bình quân giá bán buôn một số loại rau quả tại các thành phố của Trung Quốc tăng gần hai phần ba trong 10 ngày đầu tháng này, khiến người ta lo ngại rằng nạn đầu cơ thực phẩm đang càng khiến tình trạng khan hiếm trở nên trầm trọng hơn.

"Cần phải rất chú ý tới việc cung ứng cho thị trường, nhu cầu thị trường và giá cả, bởi chúng có liên quan đến lợi ích cơ bản của nhân dân," Thủ tướng Ôn nói thêm.

Đồng tiền dễ dàng

Tình trạng lạm phát ở Trung Quốc - và mối nguy về tình trạng bất ổn dân sự - cũng nằm sau những lời chỉ trích gần đây của Bắc Kinh trước việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nối lại biện pháp phát hành thêm tiền.

Đợt in tiền mới của FED đe dọa làm suy yếu đồng đô la, khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm thế cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Để duy trì tỷ giá có tính cạnh tranh với đồng đô la, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải can thiệp để mua thêm đô la và bán thêm nhân dân tệ.

Tuy nhiên, nếu bán thêm đồng nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ đối diện nguy cơ đẩy mức lạm phát tăng cao thêm, cũng như trước cái mà một số người coi nguy cơ về vỡ bong bóng trong thị trường bất động sản và chứng khoán.

Sunday, November 7, 2010

Trung Quốc đặt chân vào châu Âu

Sau châu Phi và châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn lớn của mình đứng chân để khai thác nguồn nguyên liệu của hai châu lục này, giờ đây Trung Quốc đang bắt đầu cuộc tiến công chiến lược vào châu Âu với việc đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ với “giá bỏ thầu bất khả đánh bại”.
Thủ tướng Hi Lạp George Papandreou và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Athens ngày 3-10 - Ảnh: Presseurop
Khác với hình ảnh “một anh thực dân mới” như các nhà chính trị và các tổ chức phát triển quốc tế mô tả ở châu Phi, châu Mỹ Latin, Trung Quốc giờ đặt chân đến châu Âu như một nhà đầu tư có bước đi thông minh trong túi rủng rỉnh hàng tỉ USD khi các nước châu Âu đang khó khăn với khoản nợ chồng chất.
Từ ngoại vi...

Thật ra, từ một năm trước, các tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đặt chân đến các nước ngoại vi châu Âu như Moldova, Serbia, Ukraine, Ba Lan... Bắc Kinh đã ký kết những thỏa thuận chiến lược với Moldova và Serbia. Theo đó, Trung Quốc sẽ phải dành cho Moldova một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 1 tỉ USD đổi lại việc Tập đoàn xây dựng China Overseas Engineering (Covec) của Trung Quốc có được những đơn hàng xây dựng khổng lồ.
Tại Serbia, sau thỏa thuận chiến lược giữa Tổng thống Boris Tadic và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai bên cũng đã thảo luận về một khoản tín dụng ưu đãi mà Trung Quốc dành cho việc đầu tư xây dựng đường và cầu trên sông Danube trị giá lên đến 200 triệu euro cũng như mở rộng các cảng, xây dựng đặc khu kinh tế.
Còn tại Ba Lan, Covec cũng đã tìm cách nhảy vào chiếm lĩnh thị trường xây dựng đường sá trị giá lên đến khoảng 40 tỉ euro từ nay cho đến Cúp bóng đá châu Âu năm 2012 với hai gói thầu đầu tiên để xây dựng các xa lộ bên trong châu Âu là những cầu vượt cho xa lộ mới A2 nối Warsaw với Lodz. Covec đã qua mặt hai đối thủ cạnh tranh nổi tiếng của châu Âu với giá bỏ thầu 1km là 6,3-6,5 triệu euro, thấp hơn 60% so với giá gọi thầu, thấp hơn cả so với giá đấu thầu của Tập đoàn xây dựng Ba Lan PBG và Ireland SRB Civil Engineering.
... Đến trung tâm châu Âu
Trung Quốc nay bắt đầu tiến công vào “trái tim” châu Âu với chuyến thăm Pháp và Bồ Đào Nha của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào... Trung Quốc đã đem đến 20 tỉ USD cho các hợp đồng ký với Pháp.
Nếu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu còn tương đối khiêm tốn so với các khu vực khác của thế giới, thì việc gia tăng đầu tư trong hai năm qua là khá ấn tượng. Từ mùa xuân năm 2010, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại chính của Trung Quốc, trước cả Mỹ.
Theo ông Jens Bastian - nhà kinh tế thuộc Quỹ Hi Lạp cho chính sách đối với nước ngoài và với châu Âu, trong 10 năm tới châu Âu sẽ phải mở ra nhiều dự án xây dựng công cộng lớn: dọn sạch thiết bị chiến tranh trong dòng sông Danube để làm cho dòng chảy của con sông này trở thành trục giao thông đường thủy quan trọng, xây dựng các tuyến đường sắt quốc tế, nhất là giữa Đức và Macedonia, mở các xa lộ mới từ Đức đi Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh: “Lục địa châu Âu thiếu một hệ thống vận tải nối Tây Âu và Đông Âu. Và chính trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang cố giành ưu thế”.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc được đón nhận với vòng tay mở rộng. Khi nhận được hàng tỉ USD cho những hợp đồng mới của Trung Quốc, Thủ tướng Hi Lạp tuyên bố: “Sự hỗ trợ của những người bạn Trung Quốc là cơ may cho chúng ta” và mong muốn Hi Lạp trở thành “một đầu cầu cho Trung Quốc vào châu Âu”. Ireland cũng hi vọng được hưởng phần của mình trong cái bánh đầu tư của Trung Quốc khi tìm cách “tạo cho Trung Quốc một cổng vào châu Âu” tại thành phố Athlone, và thành phố này đã tạo ra được hàng ngàn việc làm. Bắc Kinh cam kết “giúp đỡ nước bạn Ireland càng nhiều càng tốt trong lúc khó khăn này”, như tuyên bố của Thủ tướng Ireland Brian Cowen hồi tháng 6.
Bộ trưởng Hi Lạp Haris Pamboukis đánh giá: “Chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu là ôn hòa và có tính toán tốt. Tôi không tin rằng sẽ gặp phải một con ngựa thành Troie.”

“Hành động của Trung Quốc không có gì là một sự trùng hợp, - theo ông Jens Bastian - Trung Quốc có quỹ dự trữ khổng lồ và các nước mà Trung Quốc đầu tư vào nhiều lại rất cần các khoản đầu tư của nước ngoài”.
Có qua có lại
Thế nhưng, tại châu Âu, cũng không khỏi có những lo ngại về những tham vọng của Trung Quốc. Ông François Godement, nhà nghiên cứu tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, nhận xét: “Trung Quốc đang theo đuổi sự lấn sân tại châu Âu y như cách họ đã làm ở châu Phi. Nhưng họ thâm nhập châu Âu qua các quốc gia ngoại vi, mà điều này lại không theo lệ thường”.
Quả là Trung Quốc đã tập trung nỗ lực vào các cảng của Hi Lạp và Ý cũng như vào các xa lộ nối Đông Âu với Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, và tìm cách đầu tư mạnh vào các công trình hạ tầng. Nhiều tỉ USD của Trung Quốc đã được bơm vào các dự án xây dựng công cộng, giúp các công ty và công nhân Trung Quốc có việc làm. Bắc Kinh cũng hi vọng các khoản đầu tư của mình sẽ thúc đẩy châu Âu ủng hộ mình trên các vấn đề tiền tệ đang tranh cãi, và trên các vụ kiện thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong chuyến thăm châu Âu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhắc nhở Brussels rằng Trung Quốc đang làm bạn với Hi Lạp, Tây Ban Nha, Ý và các nước châu Âu khác đang gặp khó khăn, và vào lúc khó khăn nhất, bằng cách mua lại các trái phiếu nhà nước, khi mọi nhà đầu tư đã bỏ đi. Để đổi lại, Trung Quốc đề nghị lãnh đạo các nước “đừng gây áp lực lên Trung Quốc về những gì liên quan đến định giá đồng nhân dân tệ”.
Bắc Kinh cam kết mua các cổ phiếu Hi Lạp ngay khi Athens đưa ra bán, và đã mua 625 triệu USD số nợ của Tây Ban Nha. Khi đặt tại châu Âu một phần khiêm tốn nhưng tăng dần của khoản 2.300 tỉ USD tiền dự trữ ngoại tệ, hơn là trong trái phiếu ngắn hạn của Bộ Tài chính Mỹ ít lợi nhuận, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn tiền của mình, nhưng cũng có thể dựa vào sự tham gia này để làm thế giới giảm áp lực lên đồng nhân dân tệ.

Thursday, November 4, 2010

Thế khó của Obama khi phe Dân chủ thất bại

Tổng thống Barack Obama sau thất bại của phe Dân chủ. Ảnh: AFP
Tổng thống Barack Obama sau thất bại của phe Dân chủ. Ảnh: AFP
Trong nửa đầu nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, ông Obama có lợi thế to lớn là cả Hạ viện và Thượng viện đều nằm trong sự kiểm soát của phe Dân chủ. Nhưng ngay cả điều đó cũng khiến ông gặp rất nhiều khó khăn khi muốn quốc hội thông qua các chính sách của mình, đặc biệt là luật mới liên quan đến hệ thống y tế. Nay với việc đảng Cộng hoà giành được chiến thắng lớn nhất của họ trong 70 năm tại Hạ viện, nửa cuối của nhiệm kỳ Obama báo hiệu sẽ càng thêm khó khăn khi ông muốn quốc hội thông qua các chương trình nghị sự của chính phủ.

Thế hai đảng giữa Nhà Trắng và Hạ viện

Thủ lĩnh phe Cộng hoà tại Hạ viện John Boehner, người sẽ thay thế bà Nancy Pelosi của phe Dân chủ làm lãnh đạo cơ quan này cho rằng, việc đảng Cộng hoà giành lại quyền kiểm soát Hạ viện và gia tăng số ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua chứng tỏ "chương trình nghị sự Obama-Pelosi" đã bị cử tri Mỹ bác bỏ.
Telegraph dẫn lời ông Boehmer cho biết: "Tôi nghĩ kết quả bầu cử là một sự uỷ thác cho Washington phải làm sao giảm quy mô của chính phủ và chúng tôi tiếp tục nỗ lực vì một chính phủ có trách nhiệm hơn, ít chi phí và quy mô nhỏ hơn, đồng thời cải cách cách thức làm việc của quốc hội".
Đây được coi là chiến thắng lịch sử của phe Cộng hoà khi giành được thêm 60 ghế tại Hạ viện, lớn hơn nhiều con số 38 ghế mà họ cần để nắm quyền đa số. Ngược lại đây cũng là thất bại của phe Dân chủ còn nặng nề hơn kỳ bầu cử năm 1994 dưới thời Tổng thống Bill Clinton, khi họ để mất 54 ghế trong Hạ viện. Thành quả này mở đường cho ông John Boehner trở thành chủ tịch Hạ viện và đưa các nghị sĩ của đảng Cộng hoà nắm những uỷ ban trong cơ quan này.
Việc đảng Cộng hoà nắm Hạ viện cũng khiến chính trường Mỹ có tình thế khá đặc biệt. Từ đây, Tổng thống Barack Obama (thuộc phe Dân chủ) cùng người chuẩn bị giữ chức Chủ tịch Hạ viện John Boehner (thuộc phe Cộng hoà) cần phải phối hợp với nhau cả với tư cách là đối tác lẫn đối thủ khi họ đưa ra chương trình nghị sự của riêng mình tại quốc hội. Với quan điểm cứng rắn của ông Boehner, mối quan hệ này được dự đoán sẽ không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, sự kết hợp tương tự trên chính trường Mỹ không phải lúc nào cũng căng thẳng. Trong những năm 1990, Tổng thống Bill Clinton thuộc phe Dân chủ và Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich thuộc phe Cộng hoà đã từng đứng về phía nhau để thúc đẩy việc phê chuẩn đạo luật về cải cách phúc lợi xã hội. Trước đó, bộ đôi Tổng thống Ronald Reagan thuộc phe Cộng hoà và Chủ tịch Hạ viện Tip O'Neill thuộc phe Dân chủ cũng có mối quan hệ hoà giải trong những năm 1980.

Obama có thêm cửa ải Hạ viện

Ảnh: AFP
Thủ lĩnh phe Cộng hoà tại Hạ viện John Boehner. Ảnh: AFP
Kịch bản đầu tiên và được nhiều người dự đoán nhất sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này là việc Hạ viện với phe Cộng hoà chiếm đa số sẽ có khả năng ngăn cản bất cứ đề xuất nào từ phía Nhà Trắng đang do tổng thống của phe Dân chủ nắm giữ. Nói cách khác, mặc dù phe Dân chủ vẫn kiểm soát Thượng viện nhưng việc để mất Hạ viện thì phe Cộng hoà sẽ vẫn dễ dàng tạo ra sự bế tắc đối với bất cứ kế hoạch nào của Tổng thống Obama.
Những nghị sĩ phe Cộng hoà cũng có thể coi đây là một cơ hội đặc biệt thuận lợi để làm giảm sự ủng hộ đối với Tổng thống Obama, một người thuộc phe Dân chủ, trong bối cảnh đảng này đang nỗ lực hướng tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện là Mitch McConnell, phe Cộng hoà, từng không úp mở khi tuyên bố: "Thứ quan trọng duy nhất mà chúng tôi muốn giành được là việc Tổng thống Obama chỉ nắm quyền trong một nhiệm kỳ". Phát biểu này được hiểu một cách rộng rãi như là một tín hiệu rằng ông muốn các đề xuất của tổng thống sẽ không được quốc hội thông qua.
Để rơi vào thế khó như kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ đặt ra, bản thân Tổng thống Barack Obama cũng phải chịu trách nhiệm và chính ông đã thừa nhận điều này. Bên cạnh đó ông cũng ngụ ý sẵn sàng thoả hiệp với phe Cộng hoà và nhấn mạnh sẽ cần phải làm tốt hơn trong nửa cuối của nhiệm kỳ mình.